TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG GAS CUỐI NĂM 2023
Giá khí đốt tự nhiên tiếp tục giảm vào phiên giao dịch do thị trường đã bị dư cung vào, trong khi nhu cầu vẫn im ắng do dự báo thời tiết mới nhất cho thấy nhiệt độ ôn hòa hơn vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12. Bên cạnh đó, có một số hy vọng về việc giảm leo thang xung đột Israel – Hamas.
Việc các kho chứa khí đốt đang dần cạn công suất đã thúc đẩy các công ty năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) chuyển hướng dự trữ năng lượng dư ở Ukraine nhằm chuẩn bị cho những tháng cao điểm mùa đông sắp tới.
Các nhà phân tích cho biết lượng khí đốt bổ sung được dự trữ có thể ngăn đà tăng của giá khí đốt ở châu Âu lên cao hơn nữa. Theo dữ liệu mới nhất của Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, các kho lưu trữ khí đốt của hiện ở mức 99,24% công suất.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này giúp EU phòng ngừa những cú sốc năng lượng tiềm tàng, dù vậy vẫn không thể đảm bảo hoàn toàn rằng họ có đủ năng lượng cần thiết cho mùa Đông sắp tới.
Sự phụ thuộc ngày càng tăng của khu vực vào khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sau khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt vào năm ngoái đã khiến châu Âu nhạy cảm hơn trước khả năng gián đoạn nguồn cung mặc dù hiện tại trữ lượng đã dồi dào.
Ông Natasha Fielding, người đứng đầu bộ phận định giá khí đốt châu Âu tại Argus, cho biết: Nguy cơ thiếu hụt khí đốt ở châu Âu trong mùa Đông này vẫn ở mức thấp, trừ phi có bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung lớn ngoài dự kiến hoặc những đợt lạnh kéo dài và sâu xảy ra cùng lúc ở châu Âu và châu Á. Châu Âu đã dự trữ tốt nhất có thể.
Tập đoàn năng lượng OMV (Áo) cho biết, doanh nghiệp đã nhập trung bình mỗi tháng hơn 55 triệu mét khối khí đốt tự nhiên của Nga trong quý III vừa qua. Con số này cao hơn gấp đôi so với lượng nhập khẩu cùng kỳ năm ngoái.
OMV cho biết, giao dịch này là một phần trong thỏa thuận lâu dài của công ty với tập đoàn Gazprom của Nga. Hợp đồng với Gazprom được ký vào năm 2018 và có thời hạn đến năm 2040.
Theo báo cáo, trong quý III năm 2022, OMV đã nhập hơn 25 triệu mét khối hàng tháng từ Gazprom để cung cấp cho Áo và Đức. Trong quý tiếp theo, nguồn cung tăng nhẹ lên 29 triệu mét khối, toàn bộ sản lượng đều chảy sang Áo.
Tại thị trường trong nước, kể từ ngày 1/11/2023, giá gas bình An Dương Petrol bán lẻ (đã bao gồm VAT) là 363.000 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.360.000 đồng/bình công nghiệp 45kg, lần lượt tăng 3.000 đồng/bình 12kg và 10.000 đồng/bình 45kg (đã bao gồm VAT).
Nguyên nhân giá gas bán lẻ trong nước tháng 11/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 11 ở mức 615 USD/tấn, tăng 7,5 USD/tấn so với tháng 10.
Bên cạnh đó, biến động tỷ giá USD/VND tăng cũng khiến giá gas nhập khẩu về Việt Nam tăng lên. Vì vậy, Tổng Công ty Gas Petrolimex phải điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7); 6 lần tăng (vào tháng 2, tháng 5, tháng 8, tháng 9, tháng 10 và tháng 11). Theo đó, đây là tháng thứ tư tăng giá liên tiếp của mặt hàng này.
Nguồn: Tham khảo Báo Công thương